TS Lê Trường Tùng - Tổng giám đốc Học viện Quốc tế FPT được bầu là Phó chủ tịch Hội tin học Việt nam  
 

(Post 16/08/2006) Ngày 13/08/2006, Hội Tin Học Việt Nam (VAIP) đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ VI tại Hà Nội. Đến dự Đại Hội có các Ông Hồ Uy Liêm- P. Chủ Tịch/ Tổng Thư Ký Liên Hiệp các Hội Khoa Học Kỹ thuật Việt Nam (LHH), Ông Vũ Đức Đam - Thứ Trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông (BCVT), Ông Lê Đình Tiến - Thứ Trưởng Bộ Khoa Học Công nghệ (KHCN) cùng một số vị lãnh đạo lão thành của VAIP các nhiệm kỳ trước. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành mới gồm 24 thành viên. TS Lê Trường Tùng - Tổng giám đốc Học viện Quốc tế FPT, Giám đốc Aptech VN được bầu là Phó chủ tịch Hội tin học Việt nam nhiệm kỳ 2006-2011.

187/235 đại biểu đăng ký bao gồm Ban chấp hành và Ban Kiểm tra nhiệm kỳ V, đại biểu các Hội thành viên, các chi Hội và Hội viên tập thể đã tham dự Đại Hội.

Hội Tin Học TP.HCM (HCA) cử 10 đại biểu theo qui định tham dự Đại hội gồm các Ông Lê Trường Tùng (Chủ Tịch), Ông Phạm văn Bảy (nguyên Chủ Tịch nhiệm kỳ I), Ông Nguyễn Lãm (Giám đốc Trung Tâm Tin Học ĐH Lương Thế Vinh), Ông Hoàng Minh Châu (P. Tổng Giám Đốc Công ty FPT), Ông Chu Tiến Dũng (P. Chủ Tịch), Ông Phạm Văn Lộc (P. Giám Đốc Công ty Asia Soft), Ông Phạm Thiện Nghệ (Chủ Tịch HĐQT Công Ty Khai Trí), Ông Phí Anh Tuấn (Giám đốc Công ty AZ), Ông Lê Trung Việt ( Tổng Biên Tập Tạp Chí PC World VN), Ông Trần Lạc Hồng (P. Chủ Tịch/ Tổng Thư Ký). Hai đại diện của HCA trong Ban Chấp Hành VAIP nhiệm kỳ V là Bà Trương Mỹ Dung (Nguyên Phó Khoa CNTT - ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) và Ông Nguyễn Đình Thắng (Giám Đốc Công ty Hồng Cơ) là đại biểu đương nhiên của Đại hội.

Đánh giá chung về nhiệm kỳ V.

Ban Chấp hành VAIP nhiệm kỳ V (2003 -2006) đã trình bày các báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và dự kiến phương hướng hoạt động nhiệm kỳ VI; báo cáo kiểm điểm hoạt động; báo cáo thực hiện sửa đổi Điều lệ; báo cáo của Ban Kiểm tra nhiệm kỳ V.

Theo đánh giá của Ban chấp hành nhiệm kỳ V, Hội Tin Học Việt Nam đã không ngừng phát huy vai trò và vị trí xã hội nghề nghiệp của mình. BCH nhiệm kỳ V đã hoàn thành tốt nhiều mục tiêu theo các Chương trình hành động cụ thể từng năm, tuy nhiên còn nhiều mục tiêu vẫn chưa thực hiện được. Trong giai đoạn củng cố và phát triển mới (2006 -2010), với phương châm ” Đoàn kết - Hợp tác – Hội nhập và Phát triển”, cần hoàn thiện công tác tổ chức và chuyên nghiệp hóa các hoạt động thường xuyên của Hội, xây dựng và hoàn thiện định hướng phát triển công tác, hoạt động Hội. Thúc đẩy và lôi cuốn sự tham gia của các uỷ viên BCH và khai thác các thế mạnh của toàn thể các hội viên và các hội thành viên.

Những thay đổi chính trong Điều lệ : Kéo dài nhiệm kỳ, thành lập Hội đồng Trung ương.

Trong Điều lệ sửa đổi được công bố trong Đại hội, nhiệm kỳ của BCH VI được thay đổi là 05 năm (2006 -2010) thay vì 03 năm như nhiệm kỳ V. Một điểm mới là thành lập Hội đồng Trung ương (HĐTW). HĐTW là cơ quan tham mưu tư vấn của VAIP, có qui chế hoạt động riêng và phải được các thành viên trong Hội đồng thông qua trên nguyên tắc đa số tán thành.

Phát biểu của khách mời

Cần hoàn thiện qui chế phối hợp của VAIP với các Hội

Phát biểu tại Đại Hội, Ông Lê Đình Tiến - Thứ Trưởng Bộ KHCN cho rằng hoạt động của các doanh nghiệp CNTT đã đóng góp vào sự hình thành lực lượng sản xuất kinh doanh mới trong nền kinh tế tri thức. Ông cũng cho biết Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận lời là Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về CNTT.

Ông Hồ Uy Liêm – P. Chủ Tịch LHH cho rằng bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hội cần tham gia mạnh mẽ vào nhiệm vụ phản biện xã hội và cần quan tâm đến công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ngành CNTT.

Thứ Trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam đánh giá cao các hoạt động toàn diện, hiệu quả của VAIP, góp phần tích cực vào hoạt động của Bộ BCVT và cho xã hội. Ông mong muốn VAIP tiếp tục hoàn thiện tổ chức, hoàn thiện qui chế phối hợp giữa VAIP với các Hội Tin Học địa phương, với các ngành, các tổ chức hiệp hội khác sao cho CNTT đi vào cuộc sống một cách hiệu quả; VAIP cũng cần tích cực đóng góp công tác tư vấn chính phủ, trở thành cầu nối với chính quyền, doanh nghiệp. Ông đề nghị VAIP làm sao tìm ra những giải pháp có tầm nhưng không quá dài hơi, cụ thể và hiệu quả đối với những vấn đề phát triển ngành CNTT- TT. Một đề xuất đáng lưu ý của Thứ Trưởng Đam là nên thực hiện việc tôn vinh các bậc lão thành trong giới CNTT có thể qua việc thực hiện sách giới thiệu ”thân thế sự nghiệp” của những vị này. Thứ Trưởng Đam cũng sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của giới CNTT – TT qua số điện thoại cá nhân: 091.239.3818 và email: [email protected]

Thảo luận

Chủ tịch Đoàn điều khiển chương trình đại hội gồm các Ông Đỗ Xuân Thọ - Chủ Tịch VAIP, Nguyễn Long – P. Chủ Tịch/ Tổng Thư Ký VAIP, Vũ Hoàng Liên – P. Chủ Tịch VAIP, Lê Trường Tùng - Chủ Tịch HCA, Lê Hồng Hà – P. Chủ Tịch Hội Tin Học Viễn Thông Hà Nội.

Một số nội dung chính trong số 13 ý kiến phát biểu trong Đại hội được ghi nhận sau đây.

Cần làm tốt công tác tư vấn phản biện xã hội

Ông Mai Anh - Hội Tin Học Viễn Thông Hà Nội – biểu dương kết quả của những hoạt động như tổ chức Olympic tin học, tạp chí Tin học Đời sống, Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT Việt Nam, sự phát triển các hội địa phương, hợp tác tốt với các bộ ngành. Bên cạnh đó thì IT Week mặc dù duy trì được nhưng chưa phát triển. Góp ý cho hoạt động Hội, Ông Mai Anh cho rằng nên phân định ranh giới giữa Hội với cơ quan quản lý nhà nước để bảo đảm tiếng nói độc lập của Hội cũng là để tránh những khó khăn cho các cơ quan quản lý. Đối với việc tổ chức các sự kiện, nên đề nghị cơ quan nhà nước đóng vai trò bảo trợ hoặc hỗ trợ mà không nên là đơn vị đồng tổ chức. Hội cũng cần tránh các hoạt động phong trào, bề nổi, hình thức và cần đóng đúng vai trò của Hội nhà nghề, cần có chính kiến đối với các vấn đề lớn như 112,...; cần làm tốt nhiệm vụ tư vấn phản biện xã hội.

Nên trở thành Tổng Hội hoặc Liên Hiệp các Hội Tin Học

Ông Lê Trường Tùng – HCA – cho rằng chính những thách thức tạo ra các cơ hội. Trong bối cảnh đó, VAIP đã thực hiện được nhiều kết quả hoạt động tốt. Nỗ lực của VAIP hoàn tất nhiệm vụ sửa đổi Điều lệ, nâng cao tính dân chủ là những điểm sáng. Một số chương trình phối hợp giữa VAIP và HCA có kết quả tốt như Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT – TT Việt Nam, chương trình xúc tiến thương mại, tham gia Liên Đoàn CNTT – TT Châu Á - AIC (Asian ICT Confederation), hội thi Olympic Tin học.

Đối với hoạt động Hội, HCA có quan điểm Hội là môi trường hợp tác, cầu nối trên tinh thần tự nguyện, làm cho Hội viên vui vẻ, thấy trách nhiệm để cùng tổ chức thành công hoạt động Hội.

Chính vì vậy, mong muốn VAIP trở thành Tổng Hội hoặc một hình thức như Liên Hiệp các Hội Tin học để tập hợp và phát huy sức mạnh của cộng đồng. VAIP sẽ không có hội viên cá nhân.

Trong điều kiện hiện nay, Ông Lê Trường Tùng băn khoăn về hai vấn đề. Thứ nhất là nhiệm kỳ 5 năm là tương đối dài, khó hình dung được sự thay đổi đối với ngành CNTT biến chuyển nhanh. Thứ hai là cơ cấu tổ chức cần mạch lạc, tránh gây ra những tranh cãi không cần thiết. Không nên đưa ra qui chế ràng buộc, gây khó khăn cho hoạt động của các Hội cũng như của hội viên trong các hội. Vì vậy, trong Điều lệ VAIP, việc quy định “Hội viên của các hội tin học thành viên đương nhiên là hội viên của Hội Tin Học Việt Nam” là điều không cần thiết và vi phạm nguyên tắc tự nguyện của hội viên.

Ngoài ra, hoạt động của VAIP không nên gây mâu thuẫn đối với hoạt động của các Hội, nên tránh những việc có thể tạo ra cạnh tranh với hội viên tập thể.

Cần quán triệt nhiệm vụ và tính chất của Hội

Ông Phạm Văn Bảy - HCA - nêu trách nhiệm của Hội trong các hoạt động chuyên môn qua những ví dụ như tìm giải pháp cho việc thống nhất font chữ tiếng Việt, tâp hợp các cơ sở dữ liệu và đào tạo tin học cho các ngành nghề khác. Hội cần trả lời câu hỏi: Hội đã làm gì cho hội viên để tránh những việc làm chung chung. Chú trọng đến tư vấn phản biện xã hội. Cần có ý kiến đối với dự thảo Luât về Hội hiện nay có nhiều ràng buộc, không thông thoáng.

Ông Đặng Văn Hưng - Hội VTĐT Tin học Hải Phòng - đề nghị VAIP tích cực hỗ trợ các Hội mới thành lập.

Ông Trần Lạc Hồng - HCA - ghi nhận sự khác biệt về tính chất cùa VAIP và của các hội địa phương. Các hội địa phương cần các hoạt động mang tính thấm sâu vào hội viên và tính lan tỏa giữa các hội trong khi VAIP cần các hoạt động mang tính nối kết với các hội địa phương. Chính vì thế, VAIP cần tập trung vào chiến lược phát triển công nghệ, chiến lược tư vấn quốc gia; không làm những việc cụ thể mà các Hội thành viên làm được. Về Hội đồng Trung ương (HĐTW), theo Điều lệ, là cơ quan tham mưu tư vấn của VAIP, có nhiệm vụ đề xuất phương hướng phối hợp hoạt động giữa VAIP và các hội thành viên. Do đó, HĐTW không phải là Ban Chấp hành mở rộng, bao gồm Ban Chấp hành và đại diện lãnh đạo của các Hội thành viên. HĐTW cần có sự đồng nhất về cơ cấu, bao gồm Chủ Tịch và Tổng Thư ký đại diện của tất cả các Hội thành viên và của VAIP. Chủ Tịch HĐTW nên luân phiên hàng năm giữa các hội thành viên.

Những ý kiến khác của một số đại biểu liên quan đến việc sửa đổi Điều lệ, tính chuyên nghiệp chưa cao của bộ máy văn phòng VAIP..

Sửa hay không sửa Điều lệ Hội?

Ông Lê Trường Tùng - HCA - đánh giá cao việc hoàn tất sửa đổi Điều lệ. Tuy nhiên, có 3 điểm trong Bản Điều lệ cần được sửa đổi, nếu không sẽ gây ảnh hưởng cho cả 5 năm tới đây; cần biểu quyết việc sửa đổi ngay trong Đại hội này. Ba điểm cần sửa đổi là: 1. nhiệm kỳ 5 năm hay vẫn giữ 3 năm? 2. Bỏ nội dung của Điều 5 qui định Hội viên của các Hôi thành viên đương nhiên là hội viên của Hội Tin Học Việt Nam. 3. Hiệu chỉnh nội dung của Điều 12 qui định Hội đồng Trung ương: cơ cấu HĐTW chỉ gồm đại diện của tất cả các hội thành viên và hội Tin học Việt Nam.

Ông Đỗ Xuân Thọ - VAIP - đề nghị giao cho Ban Chấp hành nhiệm kỳ VI tiếp tục nghiên cứu việc sửa đổi để trình ra trước Đại hội lần tới (có thể vào giữa nhiệm kỳ). Đa số đại biểu nhất trí biểu quyết đề nghị này.

Mặc dù vậy, những điểm tồn tại này sẽ ảnh huởng đến hoạt động của Ban chấp hành và Hội đồng trung ưong của VAIP cũng như sẽ gây trở ngại cho một số hội thành viên có hội viên tập thể.

Bầu cử

Ban Chấp Hành nhiệm kỳ VI (2006 -2010)

Đại hội đã đề cử và được sự chấp thuận của 41 người vào danh sách ứng cử Ban Chấp hành. Kết quả căn cứ trên 158 phiếu hợp lệ/159 phiếu phát ra, có 24 đại biểu đắc cử với trên 50% phiếu bầu.

Danh sách theo thứ tự phiếu như sau: Đỗ Xuân Thọ, Vũ Hoàng Liên, Nguyễn Long, Lê Trường Tùng (HCA), Nguyễn Quang Bắc, Đỗ Cao Bảo, Lê Hồng Hà, Nguyễn Trung Chính, Đặng Đức Mai, Trần Minh Tiến, Lương Chi Mai, Nguyễn Đình Thắng (HCA), Vũ Duy Lợi, Chu Tiến Dũng (HCA), Trân Quốc Chiến, Nguyễn Hữu Trọng, Nguyễn Hồng Vân, Phùng Văn Ổn, Nguyễn Xuân Hiếu, Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Chí Công, Đặng Văn Hưng, Trương Mỹ Dung (HCA), Nguyễn Hải Hà.

Ban Kiểm Tra nhiệm kỳ VI.

Đại hội đã đề cử và được sự chấp thuận của 08 người vào danh sách ứng cử Ban Kiểm Tra. Kết quả căn cứ trên 101 phiếu hợp lệ/101 phiếu phát ra, có 05 đại biểu đắc cử Ban Kiểm Tra nhiệm kỳ VI với trên 50% phiếu bầu là các Ông Vũ Ngọc Cừ, Lê Trung Việt (HCA), Trần Nguyên Bình, Nguyễn Xuân Hiếu, Nguyễn Hữu Nghị.

Thường Vụ BCH nhiệm kỳ VI.

Ban Chấp hành nhiệm kỳ VI đã bầu Ban Thường Vụ VAIP gồm 5 người: Đỗ Xuân Thọ (Chủ Tịch), Nguyễn Long (P. Chủ Tịch/ Tổng Thư Ký), Vũ Hoàng Liên (P. Chủ Tịch), Lê Trường Tùng (P. Chủ Tịch), Lê Hồng Hà (P. Chủ Tịch).

Đại hội lần thứ VI của Hội Tin học Viêt Nam kết thúc vào lúc 16g00 cùng ngày.

(Nguồn: HCA)


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Hội Sinh Viên Học viện Quốc tế FPT với Trại dã ngoại Vũng tàu 2006Chúc mừng các Giảng viên FPT-Aptech thi đạt chứng chỉ chuyên môn trong kỳ thi tháng 7 – 2006
Học viện Quốc tế FPT (FAI) hỗ trợ làm thẻ ACB - VISA DEBIT cho sinh viênNội san Aptechite số 24
Tác giả virus VLove là sinh viên AptechAptech Vietnam mở cuộc thi viết chủ đề “Aptechite & Software Project” - Chỉ dành cho Aptechite, nhiều giải thưởng hấp dẫn
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11